Được biết, cả 2 chị em Linh và Duyên đều nối nghiệp bố. Trước đây, bố Duyên là sinh viên Trường Đại học Y Thái Bình và hiện đang công tác tại Phòng Giám định bảo hiểm y tế tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học và được sự định hướng của bố, hai chị em Linh và Duyên đều quyết tâm theo ngành y.
Không lựa chọn Trường Đại học Y Hà Nội như em gái, với mong muốn được tự lập, được rèn luyện trong môi trường quân ngũ, Nguyễn Thị Mỹ Duyên đã nộp hồ sơ tuyển thẳng vào Học viện Quân y. Duyên biết, học tập trong môi trường quân ngũ là khó khăn, vất vả, nhưng với tính độc lập, quyết đoán, sự tự tin ở bản thân và với mong muốn được trở thành nữ bác sĩ quân y đem kiến thức, kinh nghiệm đến với những quân nhân, những người dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã giúp Duyên lựa chọn Học viện Quân y làm nơi học tập, rèn luyện.
Hai chị em sinh đôi Đậu Thị Kim Dung và Đậu Thị Thanh Huyền sinh ra và lớn lên trên vùng đất đỏ Tây Nguyên. Đậu Thị Kim Dung kể: “Gia đình em quê gốc Nghệ An. Năm 1990, cả gia đình vào huyện Cư M'gar, tỉnh Đắc Lắc lập nghiệp. Nhà có 5 anh chị em, 3 anh trai đã lập gia đình, còn hai chúng em là con út”.
Ngay từ nhỏ, hai chị em Dung và Huyền luôn đùm bọc, yêu thương, động viên nhau học tập để bố mẹ vui lòng. Cô em Thanh Huyền bộc bạch: “Cả hai chị em chúng em đều đam mê nghiên cứu. Năm trước, hai chị em nộp hồ sơ thi vào Học viện Kỹ thuật Quân sự, nhưng không đỗ. Với quyết tâm được trở thành học viên của học viện, năm học này, chúng em đều nộp hồ sơ xét tuyển và đã đạt được nguyện vọng như mong muốn". Dù học cách xa nhà hàng nghìn cây số, nhưng hai chị em Dung và Huyền luôn động viên nhau, thi đua trong học tập, rèn luyện để trở thành những quân nhân tốt, giúp ích cho quân đội và đất nước.
Theo Lê Thị Quyết (Quân đội nhân dân)
" alt=""/>Những cặp chị em song sinh cùng theo học trường quân sựAmit Anand, đồng sáng lập quỹ Jungle Ventures cho biết, 50% các nhà đầu tư mà họ trao đổi đang cố gắng đa dạng hóa. Họ đạt được một số thành công nhất định tại Trung Quốc nhưng lo ngại về những “cơn gió chướng” và muốn rót tiền nhiều hơn vào Đông Nam Á, Ấn Độ. Jungle Ventures muốn đầu tư vào 15 - 18 doanh nghiệp thuộc hai khu vực này.
Đầu tháng 5, quỹ East Ventures tiết lộ đã huy động được 550 triệu USD để đầu tư vào startup tại Đông Nam Á, nâng tổng số tài sản đang quản lý lên hơn 1 tỷ USD. Vào tháng 4, quỹ Elevation Capital thông báo gọi thành công 670 triệu USD.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm gọi vốn từ nhà đầu tư như quỹ hưu trí, quỹ tài trợ cho các trường đại học hay những nhà tài phiệt giàu có. Đông Nam Á và Ấn Độ nổi lên như những thị trường hấp dẫn nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của các startup trong vài năm trở lại đây, điểm điểm là một loạt vụ IPO “bom tấn” như Zomato của Ấn Độ hay Grab của Singapore.
Cùng lúc này, giới quan sát chứng kiến sự thay đổi kịch tính trong chính sách của Trung Quốc. Năm 2021, Bắc Kinh cấm các doanh nghiệp dạy thêm, làm tê liệt mô hình kinh doanh của các công ty giáo dục trực tuyến được các quỹ nước ngoài hậu thuẫn. Điều đó dẫn đến tổn thất nặng nề trên giấy tờ, chẳng hạn, SoftBank bút toán giảm 700 triệu USD tại Zuoyebang, nhà phát triển ứng dụng giúp học sinh làm bài tập về nhà, xuống 100 triệu USD.
Trung Quốc cũng giới thiệu các quy định nghiêm khắc hơn đối với các nền tảng công nghệ lớn, bao gồm biện pháp để thúc đẩy cạnh tranh và quản lý cách xử lý dữ liệu người dùng. Động thái khiến cổ phiếu của các công ty đại chúng lớn như Alibaba và Tencent giảm mạnh.
Bắc Kinh gần đây ra tín hiệu kết thúc việc trấn áp, hứa hẹn “thúc đẩy phát triển lành mạnh kinh tế nền tảng” song đồng thời, các lệnh hạn chế Covid-19 tại Thượng Hải và Bắc Kinh lại làm đảo lộn kinh tế Trung Quốc và tiếp tục báo động các nhà đầu tư.
Một quan chức tại công ty quản lý tài sản Nhật Bản tiết lộ, vài nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy rủi ro khi hoạt động tại Trung Quốc. Kết quả là có sự chuyển dịch dòng vốn từ Trung Quốc sang các khu vực khác. Ông cũng lưu ý số lượng các quỹ tập trung vào Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ tăng lên nhanh chóng do quy mô thị trường vốn đầu tư mạo hiểm ở đây vẫn nhỏ hơn nhiều Trung Quốc.
Dòng vốn mới có thể là cơn gió mát đối với startup trong khu vực và đối trọng với tình trạng bán tháo cổ phiếu công nghệ đang diễn ra hiện nay. Grab, Sea và Paytm đều ghi nhận cổ phiếu giảm hơn 50% trong năm nay.
Dù vậy, việc mở rộng của các quỹ tập trung vào Đông Nam Á và Ấn Độ vẫn tương đối nhỏ so với quá trình thu hẹp quy mô của các người chơi lớn nhất. SoftBank, tập đoàn đang vận hành hai quỹ Vision Fund 98,6 tỷ USD và Vision Fund 2 56 tỷ USD sẽ giảm một nửa số vốn đầu tư hoặc hơn sau khi báo lỗ kỷ lục. Tình trạng bán tháo cổ phiếu cũng ảnh hưởng đến định giá của các doanh nghiệp.
Du Lam (Theo Nikkei)
Kết quả kinh doanh của Alibaba, Tencent và JD.com – ba hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc có một điểm chung: doanh thu tăng trưởng chậm chưa từng có.
" alt=""/>Dòng vốn dịch chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á và Ấn ĐộTôi từng ước mơ được đề cử
Nhiều năm trước, khi con trai lớn chuẩn bị vào lớp 1, tôi nói với chồng: Em muốn vào hội phụ huynh của lớp. Như vậy mới có điều kiện gần gũi cô giáo và cô sẽ quan tâm đến con mình hơn. Chồng tôi cười và bảo: “Ai cũng nghĩ như em thì còn lâu mới đến lượt em làm.”
Quả thật, khi buổi họp phụ huynh đầu năm học diễn ra, ý định tranh cử một chân trong ban phụ huynh lớp của tôi tan thành mây khói. Cô giáo chủ nhiệm đã đề cử ba phụ huynh, những người trước đó thường xuyên đến lớp tiếp xúc, trò chuyện với cô giáo, thậm chí là ủng hộ tiền bạc cho các hoạt động đầu năm khi lớp chưa có quỹ.
![]() |
Dĩ nhiên là tôi và các phụ huynh khác không thể sánh bằng những vị cha mẹ mẫn cán, quan tâm đến lớp và cô giáo như vậy. Đáp lại câu hỏi: Các bác có ý kiến gì không - là sự im lặng biểu thị đồng ý hoặc những tiếng hô “nhất trí” nhẹ nhàng. Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đã được thành lập đơn giản như thế!
Một vị phụ huynh khác nói nhỏ với tôi: Ai làm đại diện phụ huynh lớp cũng được, miễn sao phải có thời gian và dư dả vật chất để chăm lo cho các hoạt động tập thể của cả cô và trò.
Lúc ấy, tôi cũng thấy mình thật sự không đủ tiêu chuẩn để trở thành đại diện ban phụ huynh. Bởi là đại diện phụ huynh của lớp, trước hết bạn phải có đủ thời gian để tham gia những hoạt động của lớp, của trường, phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động vui chơi trong những dịp lễ, tết như Tết trung thu, ngày 20/10, ngày 20/11, ngày No-el, tết âm lịch… và rất nhiều hoạt động đột xuất khác nữa. Với một người làm công ăn lương, giờ giấc hành chính thì việc tham gia những hoạt động như này thực sự không dễ thu xếp.
Ngoài thời gian, bạn cũng phải là một người có kinh tế tương đối ổn định để làm “mạnh thường quân” tài trợ cho những hoạt động tập thể của lớp. Tất nhiên điều này không ai ép buộc nhưng rõ ràng nếu bạn thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của mình thì sẽ nhận được sự tín nhiệm của giáo viên và các vị phụ huynh khác.
Thực tế, những năm con học mẫu giáo, tôi vẫn thường thấy các bác trong ban đại diện CMHS được nêu gương trong các cuộc họp phụ huynh là đã ủng hộ lớp một khoản tiền để góp thêm cho quỹ lớp, nhờ đó việc chi tiêu cho các hoạt động được thoải mái hơn.
“Ôm rơm…”
Một lần, tôi tình cờ gặp lại vị phụ huynh đã từng là trưởng ban đại diện CMHS hồi con học lớp 1. Trong ấn tượng của tôi, anh là một người vô cùng mẫn cán và quan tâm chăm lo đến các hoạt động của lớp. Tôi hỏi anh dạo này còn tham gia hội phụ huynh nữa không? Anh bảo làm hết năm học đó là thấy “sợ” rồi. Cứ tưởng là trưởng ban phụ huynh đơn giản chứ thực tế đau đầu lắm.
Hồi ấy, cô giáo chủ nhiệm lớp còn rất trẻ, mới ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý. Học sinh lớp 1 lại chưa quen nề nếp, môi trường mới, lớp lại đông con trai nên rất hiếu động. Hầu như ngày nào anh cũng đến đón con từ sớm để quan sát lớp, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý lớp. Khi lớp vừa ổn định, cô giáo quen học trò, học trò quen cô giáo thì giáo viên chủ nhiệm lớp lại chuyển trường, tiếp nhận lớp là một cô giáo mới cũng còn khá trẻ.
Sự thay đổi giáo viên chủ nhiệm khiến nhiều phụ huynh bức xúc, lo lắng việc học tập của con bị ảnh hưởng, nhiều người yêu cầu nhà trường phải cử giáo viên có kinh nghiệm lâu năm làm chủ nhiệm lớp. Anh bảo, là trưởng ban phụ huynh mình vừa phải lắng nghe và chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của các phụ huynh trong lớp, vừa phải đối thoại với nhà trường để tìm cách giải quyết cho êm thấm.
Đó cũng là thời điểm anh cảm thấy rõ áp lực và trách nhiệm của trưởng ban phụ huynh đối với các vị phụ huynh khác và việc học tập của các học sinh. Với anh đó là những kỷ niệm đáng nhớ và anh luôn nghĩ rằng trưởng ban phụ huynh là một công việc vất vả, cần có sự nhiệt tình, tâm huyết thực sự mới làm tốt được.
Ban đại diện CMHS thường được nhắc đến với các khoản thu quỹ lớp, quỹ trường, các khoản thu ngoài quy định. Tuy nhiên, không phải lúc nào các đề xuất thu chi của ban đại diện CHMS cũng nhận được sự đồng tình.
Tôi nhớ một buổi họp phụ huynh của con ở trường mầm non, khi cô giáo nhận xét về tình hình của các con thì phụ huynh rất nghiêm túc, trật tự. Nhưng khi chuyển sang chủ đề thu tiền quỹ, nhất là khi vị phụ huynh được “đề cử” làm đại diện phụ huynh của lớp nêu ý kiến mỗi phụ huynh nên đóng thêm 100.000 đồng tiền quỹ để phục vụ việc chi tiêu các hoạt động chung thoải mái hơn và tặng quà cho các cô giáo nhân các ngày lễ, tết… thì không khí sôi động hẳn lên.
Những ý kiến đồng tình, phản đối, phân tích cần hay không cần, nên hay không… khiến cả vị đại diện phụ huynh và các cô giáo cũng thấy ái ngại. Cuối cùng vị phụ huynh này phải khép lại câu chuyện nộp thêm tiền quỹ, khẳng định đây chỉ là ý kiến của cá nhân chị và các phụ huynh không đồng ý thì lớp sẽ không thực hiện. Các cô giáo cũng thở phào nhẹ nhõm vì bản thân các cô không mong muốn được nhận quà của phụ huynh...
Câu chuyện này cho thấy công việc của một trưởng ban đại diện CMSH thật không dễ dàng.